Tôi thời kỳ tôi học tiếng Anh, cũng như hầu hất các bạn cùng trang lứa, trong giáo trình của mình và tập ghi chép của mình tiếng Anh là những công thức được đóng khung. Bạn nào “giàu có” thì bôi thêm bằng bút chì màu để thấy rõ sự khác biệt giữa công thức này và công thức kia.
Tôi đọc sách và thấy rằng, ai học không tốt toán thì sẽ có khả năng học ngôn ngữ?! Tôi thấy cũng được an ủi vì mình không giỏi toán chắc sẽ OK với tiếng Anh. Nhưng rồi tôi thấy TIẾNG ANH = TOÁN HỌC và mình dở đều 2 môn. Với tất cả những công thức ngữ pháp đó, tôi đã cố học, cố nhớ nhưng kết quả là tôi chẳng nói được câu tiếng Anh nào.
Việc đọc của tôi chỉ là đơn giản nhận ra mặt chữ và hiểu ý nghĩa của từ chứ bản thân từ đó chẳng cho tôi bất cứ một âm thanh nào. Điều đó dẫn đến việc tôi “điếc” luôn cả trong môn Anh Văn. Tôi tự trách móc mình là tại sao mình không làm được điều đơn giản đó? Vậy việc tôi học Anh Văn suốt 7 năm phổ thông rốt cuộc để làm gì? Không chỉ vậy, sau đó là 4 năm đại học nhưng rồi “câm điếc” hoàn hảo như nhau. Ngữ pháp, từ vựng, phát âm chỉ là nhưng “điều gì đó xa như giấc mơ”.
Tôi quyết tâm phải nói được tiếng Anh mà không phụ thuộc vào các công thức đó, cho tôi quyết tâm tự học theo cách của mình. Và tôi thấy tôi thật sự học tiếng Anh khi đứa con đầu lòng của tôi đang bập bẹ tập nói. Tôi nhận thấy, tôi chẳng phải dạy cho nó bất cứ một công thức nào, một mặt chữ nào, cũng chẳng phải giải thích điều gì… và một diều gì đó loé sáng. Tôi phải học tiếng Anh như một đứa trẻ.
Và thế là tôi cất hết sách vở, loại bỏ khỏi trí nhớ khỏi các công thức ngữ pháp… tìm cho mình một môi trường nói tiếng Anh, đặc biệt là nói với người nước ngoài. Và từ đó, tôi tìm mọi cách để giao tiếp với người nước ngoài. Khi nghe một câu tiếng Anh là tôi trả lời ngay lập tức… Lúc đầu, tôi hầu như chẳng bao giờ nghe được họ nói gì mà chỉ đoán nhưng tôi cứ nói. Và tôi biết rất nhiều lần tôi trả lời sai vì họ chẳng hiểu gì… Nhưng đó là giao tiếp, trong giao tiếp khi bạn nói, người nghe không hiểu họ sẽ hỏi lại bạn, và lần thứ hai, bạn sẽ trả lời tốt hơn.
Giả sử bạn biết rằng câu hỏi đó là thì quá khứ, mà bạn thì chẳng nhớ công thức vậy thì bạn hãy nói ý của mình và thêm vào thời gian cụ thể “hôm qua – yesterday”; chẳng hạn bạn nghe “What did you do yesterday?” Bạn biết à, hôm qua làm gì. Hôm qua bạn về thăm ba mẹ và bạn cứ nói “Yesterday, I visit my parents”. Chắc chắn bạn nói không đúng ngữ pháp nhưng họ hiểu. Đó chính là mấu chốt. Khi hiểu nhau, đó là giao tiếp.
Bạn chẳng thể giao tiếp thành công với một “mớ”, tôi xin lỗi khi chạm vào quan điểm của người khác, vâng chắc chắn bạn chẳng thể giao tiếp với một “mớ” ngữ pháp đóng khung và tô màu.
Vấn đề là bạn tự tin nói với tất cả những gì mình có, bạn tạo được phản xạ, bạn biết diễn đạt ý nghĩ của mình… khi bạn làm chủ tất cả những vấn đề này…một ngày không xa, bạn sẽ làm chủ toàn bộ ngữ pháp mà chẳng cần đóng khung thành công thức. Chỉ đơn giản vì tất cả những công thức đó sẽ trở thành đơn giản khi bạn làm chủ cuộc hội thoại.
Và lúc này bạn sẽ thấy lạ lùng khi quá nhiều người suốt ngày la lên “tôi không nói được tiếng Anh vì tôi không biết ngữ pháp”.
Vấn đề là hãy quên tất cả những khó khăn của bạn mà cứ mạnh dạn thực hiện bất kỳ cuộc giao tiếp nào, với bất kỳ ai và ở bất cứ nơi nào.
Chắc chắn bạn sẽ thành công.
Hannah Nguyen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét