
Đây là những ví dụ để bạn tham khảo và rèn luyện thêm về kỹ năng chuyển ngữ. Để học tốt phần này bạn hãy đọc phần tiếng Anh trước sau đó cố gắng dịch sang tiếng Việt một cách tốt nhất, cuối cùng so sánh với bản dịch được ẩn đi phía dưới để tìm ra những chỗ không hợp lý trong bản dịch của mình.
Xin mời bạn xem bài dịch đầu tiên mà Học Tiếng Anh gửi đến.
Chinese language 'damaged by invasion of English words'
The "invasion" of English words into the Chinese language must be stopped or it will no longer be a pure language, according to the country's most senior translator.
Huang Youyi, chairman of the International Federation of Translators, claims that words such as okay, bye-bye, nice, modern and guitar are slipping in to every day Chinese, and causing problems.
Mr Youyi said: "If we do not pay attention and we do not take measures to stop Chinese mingling with English, Chinese will no longer be a pure language in a couple of years.
"The terms DVD, MP3 and CEO are so abundant in Chinese and they are very popular. But these imported terms can cause confusion."
Mr Huang, who went to university in the United States and is also the head of the China International Publishing group, one of the country's largest publishers, fears that the increasing flow of English words and phrases into Chinese conversation could endanger the future of the language itself.
"In the long run, Chinese will lose its role as an independent language for communicating information and expressing human feelings," said Mr Huang.
As China has opened up and modernised, it has struggled to contain the inward flow of Western culture and language. Presently, only 20 foreign films are allowed to be screened in Chinese cinemas each year, while a wide swath of websites, including Youtube, Facebook and Twitter, have been banned.
Nevertheless, Western brands have proliferated, English-language television shows are widely available and there are huge numbers of students wanting to study English. "Some of our people think that using foreign words is a sign of being open-minded and international.
I do not think so," said Mr Huang. "Instead, we should have confidence in our own language. You cannot expect others to respect you unless you respect yourself," he said.
Mr Huang presented proposals to the recent Chinese People's Political Consultative Conference meetings in Beijing that would ban publications from using English names, places, people and companies.
Instead, the publications would have to translate the terms into Chinese. A national committee would be formed to make a series of official translations. "You rarely see Chinese characters in any English newspaper," he said.
However, Mr Huang has had little support for his proposals. Gu Yuego, a researcher at the Institute of Linguistics at the Chinese Academy of Social Sciences, said: "If we cleaned out all the borrowed words, less than half of modern Chinese will be left."
He added: "Borrowing words from other languages is a global phenomenon. It is a positive sign of cultural exchange and assimilation. There is no way that China can close the door on this.
France has tried many times to cleanse English words from French and they just make fools of themselves. Our Coke-drinking, Nike-wearing youth is undoubtedly still Chinese, but it has a broader mind and greater knowledge about other countries and cultures." (Extracted from Telegraph)
Xem bản dịch
Tiếng Hoa đang bị tiếng Anh "xâm lấn"
Tiếng Anh đang "xâm lăng" tiếng Hoa một cách mạnh mẽ, đến mức một dịch giả hàng đầu Trung Quốc đã cảnh báo rằng nếu không dừng xu hướng này lại thì tiếng Hoa sẽ không còn là một ngôn ngữ thuần khiết.
Ông Huang Youyi, chủ tịch của Hiệp hội dịch giả quốc tế và là lãnh đạo Tập đoàn ấn bản quốc tế Trung Quốc - một trong những nhà xuất bản lớn nhất Trung Quốc, cho biết những từ tiếng Anh như "okay (đồng ý), bye-bye (tạm biệt), nice (dễ thương), modern (hiện đại), DVD, MP3, CEO (giám đốc điều hành), guitar (ghita)... đang dần đi vào đời sống hằng ngày.
Ông nói: "Nếu chúng ta không chú ý và không có biện pháp để ngăn chặn tiếng Anh tràn vào tiếng Hoa, trong vài năm nữa, tiếng Hoa sẽ không còn là ngôn ngữ thuần khiết. Về lâu về dài, tiếng Hoa sẽ đánh mất vai trò là một ngôn ngữ độc lập trong việc truyền thông tin và diễn tả cảm xúc con người".
Khi Trung Quốc đang mở cửa và hiện đại hóa, thì đồng thời nước này cũng phải chống lại với dòng chảy của ngôn ngữ và văn hóa phương Tây. Hiện tại mỗi năm chỉ có khoảng 20 phim nước ngoài được trình chiếu tại các rạp. Tuy nhiên các nhãn hàng phương Tây cũng như kênh truyền hình tiếng Anh lại đang phổ biến rất rộng rãi.
Tuy nhiên ông Huang lại không nhận được nhiều sự đồng tình. Gu Yuego, một nhà nghiên cứu tại Viện ngôn ngữ của Học viện Trung Quốc về khoa học xã hội bình luận: "Nếu chúng ta bỏ đi những từ vay mượn, tiếng Hoa hiện đại chỉ còn lại không quá phân nửa. Vay mượn từ vựng từ những ngôn ngữ khác là một hiện tượng toàn cầu. Nó thể hiện một dấu hiệu tích cực của sự trao đổi văn hóa. Trung Quốc không thể tự đóng cánh cửa của mình".
Ông Gu lý giải: "Pháp đã nhiều lần cố gắng loại bỏ những từ tiếng Anh khỏi tiếng Pháp nhưng họ chỉ tự làm xấu hổ mình. Những bạn trẻ mặc-áo-Nike, uống-Coca không nghi ngờ gì, vẫn là người Trung Quốc, nhưng họ có một tư tưởng thoáng hơn, kiến thức rộng hơn về những quốc gia cũng như các nền văn hóa khác". (Tuổi Trẻ Online, ngày 16/03/2010)
Tiếng Anh đang "xâm lăng" tiếng Hoa một cách mạnh mẽ, đến mức một dịch giả hàng đầu Trung Quốc đã cảnh báo rằng nếu không dừng xu hướng này lại thì tiếng Hoa sẽ không còn là một ngôn ngữ thuần khiết.
Ông Huang Youyi, chủ tịch của Hiệp hội dịch giả quốc tế và là lãnh đạo Tập đoàn ấn bản quốc tế Trung Quốc - một trong những nhà xuất bản lớn nhất Trung Quốc, cho biết những từ tiếng Anh như "okay (đồng ý), bye-bye (tạm biệt), nice (dễ thương), modern (hiện đại), DVD, MP3, CEO (giám đốc điều hành), guitar (ghita)... đang dần đi vào đời sống hằng ngày.
Ông nói: "Nếu chúng ta không chú ý và không có biện pháp để ngăn chặn tiếng Anh tràn vào tiếng Hoa, trong vài năm nữa, tiếng Hoa sẽ không còn là ngôn ngữ thuần khiết. Về lâu về dài, tiếng Hoa sẽ đánh mất vai trò là một ngôn ngữ độc lập trong việc truyền thông tin và diễn tả cảm xúc con người".
Khi Trung Quốc đang mở cửa và hiện đại hóa, thì đồng thời nước này cũng phải chống lại với dòng chảy của ngôn ngữ và văn hóa phương Tây. Hiện tại mỗi năm chỉ có khoảng 20 phim nước ngoài được trình chiếu tại các rạp. Tuy nhiên các nhãn hàng phương Tây cũng như kênh truyền hình tiếng Anh lại đang phổ biến rất rộng rãi.
Tuy nhiên ông Huang lại không nhận được nhiều sự đồng tình. Gu Yuego, một nhà nghiên cứu tại Viện ngôn ngữ của Học viện Trung Quốc về khoa học xã hội bình luận: "Nếu chúng ta bỏ đi những từ vay mượn, tiếng Hoa hiện đại chỉ còn lại không quá phân nửa. Vay mượn từ vựng từ những ngôn ngữ khác là một hiện tượng toàn cầu. Nó thể hiện một dấu hiệu tích cực của sự trao đổi văn hóa. Trung Quốc không thể tự đóng cánh cửa của mình".
Ông Gu lý giải: "Pháp đã nhiều lần cố gắng loại bỏ những từ tiếng Anh khỏi tiếng Pháp nhưng họ chỉ tự làm xấu hổ mình. Những bạn trẻ mặc-áo-Nike, uống-Coca không nghi ngờ gì, vẫn là người Trung Quốc, nhưng họ có một tư tưởng thoáng hơn, kiến thức rộng hơn về những quốc gia cũng như các nền văn hóa khác". (Tuổi Trẻ Online, ngày 16/03/2010)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét